dcsimg
Image of winged bean
Creatures » » Plants » » Dicotyledons » » Legumes »

Winged Bean

Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC.

Đậu rồng ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Đậu rồng còn gọi là đậu khế[1] hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) xuất phát từ châu Phi, Ấn Độ, New Guinea và được trồng tại những vùng Đông Nam Á, Tân Guinée, PhilippinesGhana… Hiện nay, Indonesia được coi là "thủ phủ" của loài cây này vì mức độ phổ biến và mật độ trồng dày đặc của nó Đến năm 1975 loại đã được du nhập để trồng tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới để giúp giải quyết nạn thiếu lương thực của nhân loại.[2]

Đặc điểm sinh học

Đậu rồng thuộc loại thân thảo leo, đa niên nhờ có củ to dưới đất. Nếu được dựng giàn, Đậu rồng có thể bò lan trên 3 m. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có 3 - 6 hoa màu trắng hay tím. Trái đậu màu vàng - xanh lục, hình 4 cạnh có 4 cánh, mép có khía răng cưa, trong có thể chứa đến 20 hột. Hột gần như hình cầu, có màu sắc thay đổi có thể vàng, trắng hay nâu, đen tùy theo chủng, có thể nặng đến 3 gram.[2] Đây là loại cây rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt khô là dây leo sẽ mọc lên và phát triển. Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Đậu rồng có giá trị dinh dưỡng, có nhiều vitamin E và A. Thành phần acid amin trong Đậu rồng có nhiều lysin (19,8%), methionin, cystin. Đậu rồng chứa nhiều calcium hơn cả Đậu nành lẫn Đậu phộng. Tỷ lệ protein tương đối cao (41,9%) khiến Đậu rồng được Cơ quan lương nông thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng.

Tuy nhiên cũng như tất cả các cây trong họ Đậu khác, Đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị thống phong (gout), mặt khác cũng dễ gây đầy bụng, nên cần phải luộc bỏ nước và nấu chín hột đậu trước khi ăn, những phụ nữ bị nhức nửa đầu (migraine), cũng nên tránh ăn vì Đậu rồng có thể gây kích khởi cơn nhức đầu.[2]

Sử dụng

Đậu rồng là loại thực vật khá phổ biến ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mọi thành phần của cây đều có thể chế biến thành món ăn ngon và bổ dưỡng. Ở Việt Nam, đây là loại rau quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, các món chay chế biến từ đậu rồng cũng khá dễ thực hiện và rất ngon. Vị giòn ngọt của đậu rồng là điểm nhấn giúp món ăn thêm ngon.[3] Đậu rồng thường được ăn kèm với các loại mắm, cá kho, thịt kho... như một loại rau ghém trong bữa cơm, nhưng cũng được dùng làm gỏi với mùi vị rất đặc biệt.[4] Đậu rồng ngon trái to vừa phải, màu xanh nhạt là trái non. Khi mua về, tước bỏ xơ và rửa sạch. Món đơn giản nhất là xào. Đậu cắt xéo, cho dầu vào chảo, phi hành hoặc tỏi cho thơm rồi cho đậu vào, nêm nếm gia vị là dùng được. Bạn có thể xào đậu rồng với thịt bò hoặc thịt heo bằm. Xào đậu rồng trước, để đậu ra đĩa, sau khi xào thịt chín mới bỏ đậu vào, đảo đều thêm một lần nữa. Món này phải nấu vừa, không chín kỹ, để đậu giòn, giữ vị ngọt.Đậu rồng còn có thể nấu canh chua. Nguyên liệu rất đơn giản: cá, me và đậu rồng. Cách chế biến như nấu canh chua cá, khi nước sôi cho đậu rồng đã cắt thành miếng vào. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt đậu rồng, là món giải nhiệt cho mùa hè nóng bức. Đậu rồng cũng có thể luộc hay ăn sống, chấm với nước mắm, mắm ruốc kho hay mắm cáy tùy khẩu vị mỗi người. Trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng, đậu rồng được trộn chung với sốt mayonnaise thành món salad khai vị.

Ảnh

Tên địa phương

Winged beans, mature seeds, rawGiá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)Năng lượng1.711 kJ (409 kcal)
41.7 g
Chất xơ25.9 g
16.3 g
Chất béo bão hòa2.3 gChất béo không bão hòa đơn6 gChất béo không bão hòa đa4.3 g
29.65 g
VitaminThiamine (B1)
(90%)
1.03 mgRiboflavin (B2)
(38%)
0.45 mgNiacin (B3)
(21%)
3.09 mgPantothenic acid (B5)
(16%)
0.795 mgVitamin B6
(13%)
0.175 mgFolate (B9)
(11%)
45 μg Chất khoángCanxi
(44%)
440 mgSắt
(103%)
13.44 mgMagiê
(50%)
179 mgMangan
(177%)
3.721 mgPhốt pho
(64%)
451 mgKali
(21%)
977 mgNatri
(3%)
38 mgKẽm
(47%)
4.48 mg
Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (Khuyến cáo của Hoa Kỳ) cho người trưởng thành.
Nguồn: CSDL Dinh dưỡng của USDA  src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đậu rồng

Đông Nam Á:

Nam Á:

Nhật Bản:

  • Ryukyuan: うりずん Urizun (literally "the season of fresh green")
  • Nhật Bản: 四角豆 Shikaku-mame (literally "square bean")

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo


Bài viết liên quan đến tông đậu Phaseoleae này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.


license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Đậu rồng: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Đậu rồng còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) xuất phát từ châu Phi, Ấn Độ, New Guinea và được trồng tại những vùng Đông Nam Á, Tân Guinée, PhilippinesGhana… Hiện nay, Indonesia được coi là "thủ phủ" của loài cây này vì mức độ phổ biến và mật độ trồng dày đặc của nó Đến năm 1975 loại đã được du nhập để trồng tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới để giúp giải quyết nạn thiếu lương thực của nhân loại.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI