dcsimg
Image of Marbled Parrotfish
Unresolved name

Scaridae

Họ Cá mó ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Họ Cá mó (danh pháp khoa học: Scaridae) là một họ cá, theo truyền thống xếp trong phân bộ Bàng chài (Labroidei) của bộ Perciformes.[1] Theo phân loại này thì họ Cá mó cùng một nhóm với các loài cá thuộc các họ Labridae, Pomacentridae, Odacidae, CichlidaeEmbiotocidae.[2] Tuy nhiên, gần đây người ta chuyển 3 họ Labridae (không đơn ngành), Odacidae và Scaridae sang bộ có danh pháp Labriformes sensu stricto của loạt Eupercaria/Percomorpharia,[3][4] trong khi 2 họ Embiotocidae và Pomacentridae ở cùng một đơn vị phân loại cấp bộ incertae sedis trong loạt Ovalentaria, còn họ Cichlidae sang một bộ riêng biệt với danh pháp Cichliformes trong loạt Ovalentaria.[3][4]

Tên gọi của các loài cá này trong tiếng Anh là parrotfish (= cá vẹt) là do miệng giống chim vẹt chứa đá vôi của chúng. Cá mó dùng cái miệng này để quắp và ăn những động vật không xương sống nhỏ sống trong san hô. Phần lớn cát và đáy của dải san hô có chứa thức ăn của cá mó, chúng nhai san hô, ăn thức ăn và nhả ra can xi. Trong phần lớn các loài, giai đoạn đầu là đỏ sẫm, nâu hay xám, trong khi giai đoạn cuối là xanh sáng hoặc xanh dương với các mảng hồng sáng hoặc vàng. Giai đoạn đầu tiên và cuối cùng khác nhau rất đáng kể, ban đầu được diễn tả như là các loài khác nhau trong một số trường hợp, nhưng có một số loài các giai đoạn này là tương tự.

Phân loại

Họ Cá mó bao gồm 10 chi với khoảng 100 loài cá sinh sống trong môi trường nước mặn, chủ yếu là vùng biển nhiệt đới. Các chi bao gồm:

Tại vùng biển Việt Nam có khoảng 40 loài trong 7 chi. Ba chi không có loài nào là Cryptotomus, NicholsinaSparisoma, do chúng phân bố ở Đại Tây Dương hay đông Thái Bình Dương.

Một số đặc điểm

Cá mó là loài cá biển có màu sắc khá bắt mắt, có thịt bở, nhạt, thịt nhiều, thịt có vị ngọt, béo, tính hiền, có thể phù hợp với mọi thể trạng của con người[5][6], trong ẩm thực thì phần ngon nhất là phần đầu của cá mó[7] ở chỗ khi ăn cho nhiều cảm giác có phần béo như mỡ, giòn như sụn nhưng cũng có phần dai như gân. Một số giống cá trong họ cá mó gồm cá mó xùcá mó bông (dùng để làm cảnh).

Một số giống như cá mó như cá mó xù được bắt từ biển do vậy khi nuôi cá không bị mắc các loại bệnh lở loét, phình bụng như các loại cá khác. Cá mó ít ăn tạp nên lớn rất chậm. Cá mó xù rất hiền nên sống chung được với nhiều loài cá khác, loài cá này vào ban đêm thường ẩn mình trong hang đá để ngủ thay vì tìm thức ăn như các loài cá khác[8].

Mùa sinh sản của cá mó xù là tháng 6 âm lịch hàng năm cho đến tháng 1 năm sau. Khi sinh ra cá con chỉ to bằng đầu đũa, rất khó phát hiện và sau khi sinh cá mẹ thường ăn hết cá con, số thoát được chui theo những kẽ hở của thành hồ ra biển. Khi còn nhỏ thì cá mó xù con chạy thành từng đàn nhỏ, ở các khu vực rạn cạn cá mó xù khi lớn lên khoảng bằng hai ngón tay, hoặc ngón chân cái chúng kéo nhau ra biển khơi để sống. Cá mó xù đã đạt trọng lượng từ 0,5 – 1,5 kg[8].

Giá trị

Cá mó dùng để chế biến nhiều món ăn ngon nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn như: lẩu cá mó[7] cá mó kho nghệ tươi, cá mó chiên giòn, cá mó kho, cá mó còn có mặt trong thực đơn của các nhà hàng như lẩu cá mó, cá mó chiên giòn sốt rau cần, cá mó sốt cay...[5][9]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2006). "Scaridae" trên FishBase. Phiên bản tháng 11 năm 2006.
  2. ^ Stiassny M., G. G. Teugels & C. D. Hopkins (2007). The Fresh and Brackish Water Fishes of Lower Guinea, West-Central Africa - Vol. 2. Musée Royal de l'Afrique Centrale. tr. 269. ISBN 978-90-74752-21-3.
  3. ^ a ă Ricardo Betancur-R và ctv, 2013. The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes. PLOS Currents Tree of Life. 18-4-2013. Ấn bản 1. doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288.
  4. ^ a ă Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2014. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 3, 31-7-2014.
  5. ^ a ă Tuoi Tre Online - Du Lich:
  6. ^ Dân dã cá mó | Báo Lao động Điện Tử - Tin tức online 24h
  7. ^ a ă New Page 2
  8. ^ a ă Bao Binh Thuan Online
  9. ^ Thực đơn lạ: cá mó

Tham khảo


Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề bộ Cá vược này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Họ Cá mó: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Họ Cá mó (danh pháp khoa học: Scaridae) là một họ cá, theo truyền thống xếp trong phân bộ Bàng chài (Labroidei) của bộ Perciformes. Theo phân loại này thì họ Cá mó cùng một nhóm với các loài cá thuộc các họ Labridae, Pomacentridae, Odacidae, CichlidaeEmbiotocidae. Tuy nhiên, gần đây người ta chuyển 3 họ Labridae (không đơn ngành), Odacidae và Scaridae sang bộ có danh pháp Labriformes sensu stricto của loạt Eupercaria/Percomorpharia, trong khi 2 họ Embiotocidae và Pomacentridae ở cùng một đơn vị phân loại cấp bộ incertae sedis trong loạt Ovalentaria, còn họ Cichlidae sang một bộ riêng biệt với danh pháp Cichliformes trong loạt Ovalentaria.

Tên gọi của các loài cá này trong tiếng Anh là parrotfish (= cá vẹt) là do miệng giống chim vẹt chứa đá vôi của chúng. Cá mó dùng cái miệng này để quắp và ăn những động vật không xương sống nhỏ sống trong san hô. Phần lớn cát và đáy của dải san hô có chứa thức ăn của cá mó, chúng nhai san hô, ăn thức ăn và nhả ra can xi. Trong phần lớn các loài, giai đoạn đầu là đỏ sẫm, nâu hay xám, trong khi giai đoạn cuối là xanh sáng hoặc xanh dương với các mảng hồng sáng hoặc vàng. Giai đoạn đầu tiên và cuối cùng khác nhau rất đáng kể, ban đầu được diễn tả như là các loài khác nhau trong một số trường hợp, nhưng có một số loài các giai đoạn này là tương tự.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI