dcsimg

Họ Sáo ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Sáo cũng là tên gọi chung cho một số loài không có quan hệ họ hàng gì trong chi Zoothera và một vài chi của họ Icteridae. Sáo còn là tên gọi của một nhạc cụ.

Họ Sáo (danh pháp khoa học: Sturnidae) là một họ chim có kích thước từ nhỏ tới trung bình, thuộc bộ Sẻ. Tên gọi "Sturnidae" có nguồn gốc từ tiếng Latinh sturnus để chỉ chim sáo. Chim họ Sáo sinh sống tự nhiên trong khu vực Cựu thế giới, từ châu Âu, châu Áchâu Phi tới miền bắc Australia và các đảo trong khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương. Một vài loài châu Á và châu Âu đã được du nhập sang các khu vực đó cũng như vào Bắc Mỹ, HawaiiNew Zealand. Tên gọi phổ biến trong tiếng Việt cho các loài trong họ này là sáoyểng (nhồng, cà cưỡng).

Chim họ Sáo có chân khỏe, đường bay khỏe và thẳng, và chúng thích sống thành bầy. Môi trường sinh sống ưa thích của chúng là vùng nông thôn tương đối thoáng, chúng ăn sâu bọquả. Một vài loài sống xung quanh nơi sinh sống của người và chúng là những loài chim thực sự ăn tạp. Nhiều loài tìm kiếm thức ăn bằng cách há mỏ sau khi thăm dò nó trong bụi cây rậm; thói quen này được gọi là "thăm dò mỏ há".

Bộ lông thường sẫm màu với ánh kim. Phần lớn các loài làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng.

Nhiều loài nguồn gốc châu Á, cụ thể là các loài lớn, được gọi là yểng hay sáo yểng, còn nhiều loài châu Phi gọi là sáo ngũ sắc do chúng có bộ lông óng ánh nhiều màu.

Loài có thân hình ngắn nhất là sáo Kenrick (Poeoptera kenricki) chỉ dài 15 cm (6 inch), nhưng loài nhẹ nhất lại là sáo Abbott (Poeoptera femoralis) chỉ nặng 34 gam (1,2 oz). Các loài chim sáo lớn nhất là sáo dạng yểng của chi Mino, đặc biệt là sáo mặt vàng (Mino dumontii) và sáo đuôi dài (Mino kreffti). Những loài sáo dạng yểng này có thể dài trên 30 cm (1 ft) và cân nặng trên 225 gam (8 oz).

Chim họ Sáo có sự xướng âm đa dạng và phức tạp, và người ta biết rằng chúng pha trộn các âm thanh từ môi trường quanh chúng vào giọng hót của mình, kể cả tiếng còi ô tô hay các kiểu giọng nói của con người. Những loài chim này có thể nhận biết được từng cá thể riêng lẻ nhờ giọng hót của chúng và hiện tại chúng là loại chim được dùng để nghiên cứu quá trình tiến hóa của tiếng nói của con người.[1]

Phân loại

Họ Sáo thuộc về siêu họ Muscicapoidea, cùng các loài chim như hoét (Turdidae), đớp ruồi (Muscicapidae) và sẻ bụi (phân họ Saxicolinae của họ Muscicapidae), cũng như hoét nước (Cinclidae) có họ hàng xa và họ họa mi đỏ và chim nhại (Mimidae). Họ cuối cùng này có lẽ là các họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của họ Sturnidae và thay thế chỗ của chúng tại châu Mỹ, và có kiểu sống rất tương tự nhưng cô độc hơn. Về hình thái chúng cũng rất giống – các mẫu vật một phần nào đó có dạng bạch tạng trong họ Mimidae, từng bị gán nhãn sai như là có nguồn gốc Cựu thế giới, trong nhiều thập niên được cho là đại diện cho nhánh sáo đã tuyệt chủng (xem sáo Rodrigues để có thêm chi tiết).

 src=
Một con chim sáo

Các loài chim bắt bét bò đôi khi cũng được đặt vào đây như một phân họ gọi là Buphaginae, nhưng các chứng cứ lại nghiêng về phía coi chúng là một họ do chúng là thành viên cơ sở hơn của nhóm Sturnidae-Mimidae, xuất phát từ sự mở rộng thời kỳ đầu vào châu Phi.

Thông thường chim dạng sáo được coi là một họ, như trong bài này. Một số tác giả, như Sibley & Monroe (1990)[2] đặt cả các loài chim dạng chim nhại vào trong họ này và hạ chim dạng sáo xuống cấp tông, gọi là Sturnini. Việc xếp đặt như vậy cũng được Zuccon và ctv. (2006)[3] sử dụng. Tuy nhiên, việc gộp nhóm của Sibley & Monroe (bên cạnh việc để cấp phân họ trống không) là hơi thái quá do các hạn chế về mặt phương pháp trong các kỹ thuật lai ghép ADN-ADN của họ và phần lớn các sửa đổi được đề xuất của họ trong cấp bậc phân loại không được chấp nhận (chẳng hạn xem bộ Ciconiiformes). Việc gộp nhóm họ Sturnidae bao gồm tất cả này không cung cấp được thông tin liên quan tới địa sinh học và làm mơ hồ các khác biệt tiến hóa của cả ba dòng dõi. Dù sao, việc thiết lập tên gọi hợp lệ cho nhánh bao gồm họ "liên-Sturnidae" của Sibley/Monroe có thể là đáng mong muốn để làm rõ nét sự tương phản của chúng với các dòng dõi chính khác trong siêu họ Muscicapoidea.

Chim dạng sáo có lẽ có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, có thể là về phía tây nam Thái Bình Dương, với chứng cứ là hàng loạt các dòng dõi với các đặc trưng tồn tại trước khi có tổ tiên chung gần nhất của họ Sáo cũng sinh tồn ở đây. Việc mở rộng vào châu Phi dường như diễn ra muộn hơn, do phần lớn các dạng phái sinh được tìm thấy tại đây. Một kịch bản khác coi nguồn gốc châu Phi cho toàn bộ nhóm "chim dạng sáo" (chẳng hạn Zuccon và ctv. 2006)[3], với chim bắt bét bò đại diện cho nhóm sinh vật cổ đại còn sót lại và chim dạng chim nhại đến Nam Mỹ. Điều này mâu thuẫn với sự phân bố tại Bắc Mỹ của phần lớn các nhóm cơ sở nhất trong họ Mimidae.[3][4].

Do các mẫu hóa thạch chỉ có với các dạng gần đây (kỷ Đệ Tứ), nên sự rẽ nhánh đề xuất là khoảng Tiền Miocen (khoảng 25-20 Ma) cho các dòng dõi "chim dạng sáo" cần phải được coi là cực kỳ không chắc chắn. Tuy nhiên, dựa vào chứng cứ chung về nguồn gốc của phần lớn các họ thuộc phân bộ Passeri trong nửa đầu của thế Miocen thì điều này dường như cũng không quá xa từ dấu mốc này.[3]

Các nghiên cứu gần đây [3][4] đã nhận dạng hai nhánh chính của họ này, trong đó nhánh thứ nhất tương ứng với "yểng/sáo không điển hình" nói chung có màu nâu xám, thường có sọc, hơi lớn cùng các dòng dõi khác chủ yếu là châu Á-Thái Bình Dương và nhánh thứ hai là các đơn vị phân loại thường có kích thước nhỏ hơn, đôi khi có các đặc trưng riêng khá rõ nét và chỉ có từ thời điểm phân nhánh trong cây tiến hóa, phổ biến tại châu Phi và Cổ Bắc giới, thường có lông màu ánh kim và một số loài có phần lông mặt bụng màu vàng nghệ. Bên trong nhánh thứ hai này là một nhánh nhỏ chứa các loài thông thường không có màu quá sáng, là nhóm chứa tổ hợp "sáo điển hình" của chi Sturnus.

Một điều thú vị là leo cây Philippine (Rhabdornis spp.), một chi chứa 3 loài chim tương tự như các loài đuôi cứng (họ Certhiidae) dường như là các thành viên có đặc trưng riêng khá cao của sự phân tỏa nguyên thủy hơn của họ Sturnidae[3]. Trong khi điều này có vẻ như kỳ quặc khi mới nghe, nhưng vị trí của chúng luôn luôn có thể gây bất đồng. Ngoài ra, địa sinh học dường như loại bỏ mối quan hệ gần gũi của leo cây Philippine với chim đuôi cứng, do nhóm chim thứ hai này cũng như các họ hàng gần của chúng không sinh sống gần với khu vực Wallacea, mà chỉ có leo cây Philippine là vượt qua giới hạn này. Tuy nhiên, việc đưa chúng vào họ Sturnidae là không hoàn toàn dứt khoát và thậm chí chúng có thể là một họ riêng.

Trật tự các chi tuân theo cách sắp xếp truyền thống. Điều này dường như không hoàn toàn chính xác, chẳng hạn như Scissirostrum gần gũi với Aplonis hơn là với Gracula, còn Acridotheres thuộc về nhóm các chi tiến hóa xa nhất. Tuy nhiên, quá ít các đơn vị phân loại đã được nghiên cứu khi xét về mặt quan hệ tiến hóa của chúng và vì thế thay đổi trong chuỗi phát sinh loài cần phải chờ đợi thêm.

Bài phê bình chưa công bố của Lovette & Rubenstein[5] (thông cáo báo chí) hứa hẹn sẽ giải quyết được phần lớn các sự không chắc chắn (mặc dù không giải quyết được câu hỏi được mong chờ nhiều nhất là chi Sturnus sẽ được chia tách như thế nào). Cho đến khi nó được công bố thì danh sách dưới đây nên được coi là biện pháp sơ bộ.

Nhánh phương Đông-Australasia

 src=
Sáo Polynesia (Aplonis tabuensis), sinh sống trong khu vực từ quần đảo Solomon tới Tonga.
 src=
Yểng, Gracula sp.

Nhánh nhiệt đới châu Phi-Cổ Bắc giới

 src=
Sáo ngũ sắc Cape (Lamprotornis nitens)

Chưa giải quyết được

Các loài sáo tuyệt chủng trên quần đảo Mascarene có mối quan hệ không chắc chắn. Chỉ 1 loài được biết đến từ mẫu vật thu được khi loài chim này còn sinh tồn; loài kia chỉ biết đến nhờ các xương gần hóa thạch và miêu tả của dường như là một lữ khách. Loài được cho là "sáo Leguat" ("Necropsar leguati") cuối cùng đã được xác định là mẫu bạch tạng bị gán nhãn nhầm của chim run Martinique (Cinclocerthia gutturalis), một loài chim nhại.

Do quần chim của Mascarene chủ yếu có nguồn gốc Ấn Độ mặc dù nó đủ lâu để có độ khác biệt cao, nhưng một điều không rõ ràng là các loài sáo này thuộc về nhánh nào – hay thậm chí nếu chúng đúng là chim sáo thì ít nhất là sáo Réunion cũng quá khác thường và luôn tồn tại nghi vấn về việc chúng được đặt vào họ này có đúng hay không.

Văn hóa

Hình ảnh chim sáo được sử dụng trong nhiều bài hát Việt Nam như: chim sáo (dân ca Khmer), nỗi buồn chim sáo (Huỳnh Ngọc Đông & Đinh Trầm Ca), chim sáo ngày xưa (Nhất Sinh),chim trắng mồ côi (Hồng Xương Long & Minh Vy),...

Tham khảo và ghi chú

  • National Geographic Society (2002): Field Guide to the Birds of North America. National Geographic, Washington DC. ISBN 0-7922-6877-6
  1. ^ New York Times, 2-5-2006
  2. ^ Sibley Charles Gald & Monroe Burt L. Jr. (1990): Distribution and taxonomy of the birds of the world: A Study in Molecular Evolution. Nhà in Đại học Yale, New Haven, Connecticut. ISBN 0-300-04969-2
  3. ^ a ă â b c d Zuccon Dario; Cibois Anne; Pasquet Eric & Ericson Per G.P. (2006): Nuclear and mitochondrial sequence data reveal the major lineages of starlings, mynas and related taxa. Molecular Phylogenetics and Evolution 41(2): 333-344. doi:10.1016/j.ympev.2006.05.007 (tóm tắt HTML)
  4. ^ a ă Cibois A. & Cracraft J. (2004). Assessing the passerine 'tapestry': phylogenetic relationships of the Muscicapoidea inferred from nuclear DNA sequences. Molecular Phylogenetics and Evolution 32(1): 264–273. doi:10.1016/j.ympev.2003.12.002 (HTML)
  5. ^ Lovette I.J. & Rubenstein D.R. (thông cáo báo chí): A comprehensive molecular phylogeny of the starlings (Aves: Sturnidae). Molecular Phylogenetics and Evolution. doi:10.1016/j.ympev.2007.03.017 Toàn văn PDF trước khi in

Liên kết ngoài

 src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Sáo
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Họ Sáo: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Sáo cũng là tên gọi chung cho một số loài không có quan hệ họ hàng gì trong chi Zoothera và một vài chi của họ Icteridae. Sáo còn là tên gọi của một nhạc cụ.

Họ Sáo (danh pháp khoa học: Sturnidae) là một họ chim có kích thước từ nhỏ tới trung bình, thuộc bộ Sẻ. Tên gọi "Sturnidae" có nguồn gốc từ tiếng Latinh sturnus để chỉ chim sáo. Chim họ Sáo sinh sống tự nhiên trong khu vực Cựu thế giới, từ châu Âu, châu Áchâu Phi tới miền bắc Australia và các đảo trong khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương. Một vài loài châu Á và châu Âu đã được du nhập sang các khu vực đó cũng như vào Bắc Mỹ, HawaiiNew Zealand. Tên gọi phổ biến trong tiếng Việt cho các loài trong họ này là sáo và yểng (nhồng, cà cưỡng).

Chim họ Sáo có chân khỏe, đường bay khỏe và thẳng, và chúng thích sống thành bầy. Môi trường sinh sống ưa thích của chúng là vùng nông thôn tương đối thoáng, chúng ăn sâu bọquả. Một vài loài sống xung quanh nơi sinh sống của người và chúng là những loài chim thực sự ăn tạp. Nhiều loài tìm kiếm thức ăn bằng cách há mỏ sau khi thăm dò nó trong bụi cây rậm; thói quen này được gọi là "thăm dò mỏ há".

Bộ lông thường sẫm màu với ánh kim. Phần lớn các loài làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng.

Nhiều loài nguồn gốc châu Á, cụ thể là các loài lớn, được gọi là yểng hay sáo yểng, còn nhiều loài châu Phi gọi là sáo ngũ sắc do chúng có bộ lông óng ánh nhiều màu.

Loài có thân hình ngắn nhất là sáo Kenrick (Poeoptera kenricki) chỉ dài 15 cm (6 inch), nhưng loài nhẹ nhất lại là sáo Abbott (Poeoptera femoralis) chỉ nặng 34 gam (1,2 oz). Các loài chim sáo lớn nhất là sáo dạng yểng của chi Mino, đặc biệt là sáo mặt vàng (Mino dumontii) và sáo đuôi dài (Mino kreffti). Những loài sáo dạng yểng này có thể dài trên 30 cm (1 ft) và cân nặng trên 225 gam (8 oz).

Chim họ Sáo có sự xướng âm đa dạng và phức tạp, và người ta biết rằng chúng pha trộn các âm thanh từ môi trường quanh chúng vào giọng hót của mình, kể cả tiếng còi ô tô hay các kiểu giọng nói của con người. Những loài chim này có thể nhận biết được từng cá thể riêng lẻ nhờ giọng hót của chúng và hiện tại chúng là loại chim được dùng để nghiên cứu quá trình tiến hóa của tiếng nói của con người.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI