Chi Kim thất hay còn gọi chi bầu đất (danh pháp khoa học: Gynura) là một chi của Họ Cúc (Asteraceae). [1], phân họ Cúc (Asteroideae), tông Xuyên liên (Senecioneae). Trong dân gian còn gọi chung nhóm này la rau lủi hay rau lúi.[1]
Chi này được Alexandre Henri Gabriel de Cassini miêu tả lần đầu tiên năm 1825 trên cơ sở loài Senecio pseudochina L., 1753[2].
Các loài trong chi này phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới và ôn đới Cựu thế giới, từ châu Phi tới Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và các đảo trên Thái Bình Dương nhưng không có ở Madagascar[3]. Loài được biết nhiều nhất thuộc chi này là Gynura aurantiaca, được gọi như thế vì màu cam của cụm hoa (aurantiaca là tính từ trong tiếng La tinh để chỉ màu cam). Các loài khác có G. bicolor và G. crepidioides.
Hiện tại người ta ghi nhận khoảng 46 loài thuộc chi này.
Chi Kim thất hay còn gọi chi bầu đất (danh pháp khoa học: Gynura) là một chi của Họ Cúc (Asteraceae). [1], phân họ Cúc (Asteroideae), tông Xuyên liên (Senecioneae). Trong dân gian còn gọi chung nhóm này la rau lủi hay rau lúi.
Chi này được Alexandre Henri Gabriel de Cassini miêu tả lần đầu tiên năm 1825 trên cơ sở loài Senecio pseudochina L., 1753.
Các loài trong chi này phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới và ôn đới Cựu thế giới, từ châu Phi tới Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và các đảo trên Thái Bình Dương nhưng không có ở Madagascar. Loài được biết nhiều nhất thuộc chi này là Gynura aurantiaca, được gọi như thế vì màu cam của cụm hoa (aurantiaca là tính từ trong tiếng La tinh để chỉ màu cam). Các loài khác có G. bicolor và G. crepidioides.