dcsimg

Dryocampa rubicunda ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Ngài cây thích hồng (Dryocampa rubicunda) là một loài bướm đêm Bắc Mỹ thuộc họ Saturniidae. Con đực có sải cành dài 32–44 mm; con cái là 40–50 mm. Chúng có chân màu hơi đỏ đến hồng và có râu, thân và cánh sau màu vàng.

Vòng đời

Rosy maple moth durhamnc 20130816 1.jpg

Con cái đẻ trứng màu vàng nhạt theo cụm từ 20-30 trên mặt dưới của lá cây thích. Sau khoảng hai tuần, trứng nở thành bầy sâu bướm nhỏ sống thành bầy. Chúng sẽ vẫn sống theo bầy tới giai đoạn thứ ba, nhưng hai đoạn cuối chúng sống đơn độc. Ấu trùng gần trưởng thành có màu xanh lục sáng với đường bên màu đen đầu đỏ và đạt đến độ dài khoảng 55 mm. Khi đã sẵn sàng, chúng leo xuống đưới cây chủ và hóa nhộng. Kén rất tối, dài, và có gai nhỏ. Ngài trưởng thành thường sống về đêm, chúng thường bay suốt ba đêm đầu.[1] Con cái phát ra kích thích tố vào ban đêm và thu hút con đực có râu để phát hiện kích thích tố.

Tham khảo

  1. ^ Fullard, James H. & Napoleone, Nadia (2001). “Diel flight periodicity and the evolution of auditory defences in the Macrolepidoptera” (PDF). Animal Behaviour 62 (2): 349–368. doi:10.1006/anbe.2001.1753.
  • Fullard, James H. & Napoleone, Nadia (2001): Diel flight periodicity and the evolution of auditory defences in the Macrolepidoptera. Animal Behaviour 62(2): 349–368. doi:10.1006/anbe.2001.1753 PDF fulltext

Liên kết ngoài


Hình tượng sơ khai Bài viết về Bộ Cánh vẩy này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Dryocampa rubicunda: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Ngài cây thích hồng (Dryocampa rubicunda) là một loài bướm đêm Bắc Mỹ thuộc họ Saturniidae. Con đực có sải cành dài 32–44 mm; con cái là 40–50 mm. Chúng có chân màu hơi đỏ đến hồng và có râu, thân và cánh sau màu vàng.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI