dcsimg

Perilla frutescens ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Đối với bài về một thứ tía tô khác được sử dụng trong ẩm thực Việt Namẩm thực Nhật Bản, xem Tía tô.

Perilla frutescens, thường được gọi là tía tô xanh để phân biệt với tía tô Việt Nam,[1][2] là một loài thuộc chi Tía tô trong họ Hoa môi. Nó là thực vật hàng năm bản địa của vùng Đông Nam Á, sơn nguyên Ấn Độ, và được trồng phổ biến ở bán đảo Triều Tiên, Nhật BảnẤn Độ.[3] Một thứ khác của cây này, P. frutescens var. crispa hay "tía tô", được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều nơi khác.

Tên gọi

Giống như các cây khác trong chi Tía tô,, cây này cũng được gọi bằng cái tên "tía tô". Nó còn thường được gọi là "tía tô xanh" do được trồng và sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn, cái tên "kkae" () dùng để chỉ cả phần cây và phần hạt của cây vừng và cây tía tô.[4] Vừng được gọi là "chamkkae" (참깨; nghĩa đen: "kkae thật"), trong khi đó tía tô được gọi là "deulkkae" (들깨; nghĩa đen: "kkae dại"). Chính vì thế mà "deulkkae" thường bị dịch nhầm thành "vừng dại". Loài này được gọi là "egoma" (荏胡麻 (Nhẫm Hồ Ma)/ エゴマ, "egoma"?) trong tiếng Nhật,trongtiếng Nhật,tía tô xanh được gọi là "egoma" (荏胡麻). Nó còn được gọi là "jūnen" (十年; "mười năm") ở vùng Đông Bắc với ý nghĩa nó có thể thêm từng ấy năm vào tuổi thọ của người ăn nó.

Các đơn vị phân loài nhỏ hơn

Perilla frutescens có ba thứ được biết đến.

Miêu tả

Tía tô xanh là cây hàng năm, cao từ 60–90 xentimét (24–35 in), thân cây hình vuông và có lông.[5].

Lá cây mọc theo kiểu đối nhau, dài từ 7–12 xentimét (2,8–4,7 in) và rộng từ 5–8 xentimét (2,0–3,1 in), hình oval rộng, đầu nhọn, viền lá hình răng cưa, và cuống lá dài. Lá cây màu xanh lục và có một chút sắc tím ở mặt dưới.

Hoa mọc theo chùm ở ngọn cành và ngọn thân chính vào tháng Tám và tháng Chín. Đài hoa, dài 3–4 milimét (0,12–0,16 in), gồm ba lá đài ở trên và hai lá đài có lông ở dưới. Cánh hoa dài từ 4–5 milimét (0,16–0,20 in), phần dưới dài hơn phần trên. Hai (trên bốn) nhị hoa dài.

Quả thuộc dạng quả nẻ (quả nứt), đường kính khoảng 2 milimét (0,079 in), có họa tiết hình mạng lưới ở ngoài. Hạt tía tô có thể mềm hoặc cứng, màu trắng, xám, nâu hoặc nâu sẫm và có hình cầu.[6][7]1000 hạt nặng khoảng 4 gam (0,14 oz).[7] Hạt tía tô xanh chứa 38-45% lipid.[8][9][10]

Trồng trọt

Cây này được đưa đến Nhật Bản trong thời Edo, từ đó nó được trồng rộng rãi và phổ biến. Ở trạng thái tự nhiên, sản lượng của cây tía tô xanh không cao. Tuy nhiên, nếu cắt bỏ phần thân cây, để lại 5 xentimét (2,0 in) trồi lên khỏi mặt đất vào mùa hè, thân sẽ mọc lại và cho thêm quả. Lá có thể được thu hoạch từ thân cây vào mùa hè, cũng như từ thân mới mọc và các cành từ mùa hè đến mùa thu. Hạt được thu hoạch vào mùa thu khi quả chín. Để thu hoạch được hạt cây, cả cây sẽ được thu hoạch, sau đó hạt sẽ được đập ra từ cây, dàn ra và phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá tía tô xanh có mùi do có chứa xeton tía tô, xeton egoma (3-(4-Methyl-1-oxa-3-pentenyl)furan).[1]

Giá trị dinh dưỡng

Hạt tía tô xanh giàu chất xơ và khoáng chất như canxi, sắt, niacin, protein, và Thiamin.[11] Lá tía tô xanh cũng giàu chất xơ và khoáng chất như canxi, sắt, kali, vitamin A, vitamin Criboflavin không kém tía tô Việt Nam; nó cũng được dùng nhiều cho các món sushi,sashimitempura.[11] Dầu tía tô xanh chứa chất chống viêm, và các thành phần trong lá tía tô xanh đang được nghiên cứu để chế tạo ra thuốc chống viêm.[12] Dầu tía tô xanh, là một trong những thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3, rất tốt cho sức khỏe con người và có thể phòng chống một số chứng bệnh như bệnh tim mạch, ung thư, viêm khớp dạng thấp.[7][13][14]

Sử dụng

Trong ẩm thực

Ấn Độ

Ấn Độ, tía tô xanh được gọi là "silam" (सिलाम), thoiding (Meitei), chhawhchhi (Mizo) và bhangira (Uttarakhand). Hạt được rang và nghiện với muối, ớt và cà chua để làm nước chấm, món phụ hoặc chutney. Ẩm thực Manipuri dùng hạt đã rang và nghiền trong món salad địa phương "Singju".

Ở vùng Himalaya (Uttarakhand), hạt Bhangira (hạt tía tô xanh đã được thu hoạch) được ăn sống, dầu để nấu ăn, phần bã có thể ăn sống hoặc cho gia súc. Hạt đã rang cũng được dùng để làm món chutney cay. Lá và hạt còn dùng để tạo vị cho cà-ri.

Nhật Bản

Một cách chế biến ở Fukushima, gọi là shingorō, các bánh gạo tẻ được đập qua, xiên lại, phết miso, hòa với hạt jūnen đã rang và nghiền, nướng trên than. Người Nhật dùng cả hai loại lá tía tô xanh và tím để ăn sushi,sashimitempura.

Hàn Quốc

Trong ẩm thực Hàn Quốc, "kkaennip" (깻잎) được dùng như rau thơm hoặc rau ăn. Kkaennip có thể được ăn sống trong món ssam, ăn sống hoặc trần qua trong món namul, hoặc muối trong nước tương hay Doenjang để làm jangajji hay kimchi.

Deulkkae, hạt tía tô Hàn Quốc, được rang rồi nghiền thành bột gọi là deulkkae-garu (들깻가루), hoặc rang rồi ép lấy dầu. Bột deulkkae được dùng như gia vị cho guk, namul, guksu, kimchi, và eomuk. Nó còn được dùng như gomulcho các món tráng miệng: Yeot, tteok. Dầu còn được dùng để nấu nướng.

Trong y học

Tía tô xanh được dùng để chữa các chứng liên quan đến hô hấp và tiêu hóa, nó còn được nghiên cứu để chế tạo ra thuốc chữa ung thư.[13]

Dầu từ hạt

Dầu tía tô xanh ép từ hạt đã rang có mùi vị béo bùi, được dùng để làm gia vị và nấu nướng. Dầu ép từ hạt chưa rang được dùng cho những mục đích ngoài nấu nướng.[13] Phần bã sau khi ép có thể dùng làm phân bón tự nhiên hay thức ăn chăn nuôi.[15]

Chú thích

  1. ^ a ă Seo, Won Ho; Baek, Hyung Hee (2009). “Characteristic Aroma-Active Compounds of Korean Perilla (Perilla frutescens Britton) Leaf”. Journal of Agricultural and Food Chemistry 57 (24): 11537–11542. doi:10.1021/jf902669d.
  2. ^ Acton, Q. Ashton biên tập (2012). Advances in Lamiaceae Research and Application. Atlanta, GA: ScholarlyEditions. ISBN 978-1-481-63590-5.
  3. ^ 신, 현철. “deulkkae” 들깨. Encyclopædia Britannica (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ “kkae” 깨. Standard Korean Language Dictionary (bằng tiếng Hàn). National Institute of Korean Language. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ “Tía tô xanh - gia vị Việt chinh phục bữa ăn Nhật”.
  6. ^ Lee, Ju Kyong; Ohnishi, Ohmi (2001). “Geographic Differentiation of Morphological Characters among Perilla Crops and Their Weedy Types in East Asia”. Breeding Science 51 (4): 247–255. doi:10.1270/jsbbs.51.247.
  7. ^ a ă â Asif, Mohammad (2011). “Health effects of omega-3,6,9 fatty acids: Perilla frutescens is a good example of plant oils”. Oriental Pharmacy & Experimental Medicine 11 (1): 51–59. PMC 3167467. doi:10.1007/s13596-011-0002-x.
  8. ^ Shin, Hyo-Sun (1997). “Lipid Composition and Nutritional and Physiological Roles of Perilla Seed and its Oil”. Trong Yu, He-ci; Kosuna, Kenichi; Haga, Megumi. Perilla: The Genus Perilla. London: CRC Press. tr. 93. ISBN 9789057021718.
  9. ^ Sonntag, N. O. V. (1979). “Fat splitting”. Journal of the American Oil Chemists' Society 56 (11): 729A–732A. doi:10.1007/BF02667430.
  10. ^ Vaughan, John G. (1970). The Structure and Utilization of Oil Seeds. London: Chapman and Hall. tr. 120–121. ISBN 9780412097904.
  11. ^ a ă Duke, Jim; Duke, Peggy (1978). “Tempest in the Teapot: Mints”. Quarterly Journal of Crude Drug Research 16 (2): 71–95. doi:10.3109/13880207809083254.
  12. ^ Chang, Hui-Hsiang; Chen, Chin-Shun; Lin, Jin-Yuarn (2008). “Dietary Perilla Oil Inhibits Proinflammatory Cytokine Production in the Bronchoalveolar Lavage Fluid of Ovalbumin-Challenged Mice”. Lipids 43 (6): 499–506. doi:10.1007/s11745-008-3171-8.
  13. ^ a ă â Vaughan, John G.; Geissler, Catherine A. (2009). The New Oxford Book of Food Plants (PDF) (ấn bản 2). New York: Oxford University Press. tr. 157. ISBN 978-0-19-954946-7.
  14. ^ Lands, William E. M. (2005). Fish, Omega-3 and Human Health (PDF) (ấn bản 2). Champaign, IL: AOCS Press. ISBN 1-893997-81-2.
  15. ^ “deulkkaenmuk” 들깻묵. Standard Korean Language Dictionary (bằng tiếng Hàn). National Institute of Korean Language. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2016.

Xem thêm

 src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Perilla frutescens  src= Wikispecies có thông tin sinh học về Perilla frutescens
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Perilla frutescens: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Đối với bài về một thứ tía tô khác được sử dụng trong ẩm thực Việt Namẩm thực Nhật Bản, xem Tía tô.

Perilla frutescens, thường được gọi là tía tô xanh để phân biệt với tía tô Việt Nam, là một loài thuộc chi Tía tô trong họ Hoa môi. Nó là thực vật hàng năm bản địa của vùng Đông Nam Á, sơn nguyên Ấn Độ, và được trồng phổ biến ở bán đảo Triều Tiên, Nhật BảnẤn Độ. Một thứ khác của cây này, P. frutescens var. crispa hay "tía tô", được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và nhiều nơi khác.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI