dcsimg
Image of Arrow-backed angel fish
Creatures » » Animal » » Vertebrates » » Ray Finned Fishes » » Angelfishes »

Arrow Backed Angel Fish

Chaetodontoplus ballinae Whitley 1959

Chaetodontoplus ballinae ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Chaetodontoplus ballinae, thường được gọi là cá thần tiên Ballina là một loài cá biển thuộc chi Chaetodontoplus trong họ Cá bướm gai. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1959.

Phân bố và môi trường sống

C. ballinae chỉ được tìm thấy ở ngoài khơi thị trấn Ballina (phía bắc bang New South Wales) và đảo Lord Howe, đều thuộc lãnh thổ Úc. Chúng thường sống xung quanh các bãi đá ngầm và rạn san hô ở độ sâu khoảng 10 - 80 m, nhưng cũng có khi sâu hơn (100 - 120 m)[1][2].

Rất ít thông tin về loài này. Vì thế mà C. ballinae được cho là loài quý hiếm trong tự nhiên[2].

Mô tả

C. ballinae trưởng thành có thể dài khoảng 20 cm. Phần thân của C. ballinae có màu trắng xám với một dải màu đen khá rộng ở phần lưng đến cuống đuôi, kéo dài xuống gốc vây ngực. Phần trán có một đốm đen, trải dài tới mắt. Phần mõm cũng có một vòng màu đen. Vây đuôi và vây ngực có màu vàng tươi, các vây còn lại có màu trắng xám. Mống mắt có màu vàng[1][3].

Số ngạnh ở vây lưng: 11; Số vây tia mềm ở vây lưng: 22; Số ngạnh ở vây hậu môn: 3; Số vây tia mềm ở vây hậu môn: 21.

Thức ăn chủ yếu của C. ballinae có lẽ là những loài động vật giáp xác và rong tảo. C. ballinae thường sống đơn lẻ hoặc bơi thành cặp[1][2].

C. ballinae không có sẵn trong thị trường thương mại cá cảnh, nếu có thì mẫu vật của C. ballinae có giá khá cao[1][2].

Chú thích

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Chaetodontoplus ballinae: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Chaetodontoplus ballinae, thường được gọi là cá thần tiên Ballina là một loài cá biển thuộc chi Chaetodontoplus trong họ Cá bướm gai. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1959.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI