dcsimg

Sau sau ( Vietnamita )

fornecido por wikipedia VI

Sau sau, còn gọi là sau trắng, sâu trắng, phong hương, bạch giao, bạch giao hương, cây thau, trao, chao, cổ yếm, sâu cước, chà phai, mâng deng (tên khoa học: Liquidambar formosana), là một loài thực vật thuộc họ Tô hạp.[1]. Loài này được Henry Fletcher Hance miêu tả khoa học đầu tiên năm 1866.[2]

Sau sau phân bố tại Hàn Quốc, Trung Quốc (Hoa Trung, Hoa Nam), Đài Loan, bắc Việt Nam, Lào.[3]

Tại Việt Nam, sau sau có ở các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình... Bộ phận dùng làm thuốc là quả (lộ lộ thông), lá (phong hương diệp), rễ (phong hương căn), nhựa (phong hương chi). Ngọn lá non ăn được. Lá chứa nhiều tanin. Quả chứa axit liquidamric, axit liquidamric lacton, axit beturonic. Nhựa có chứa tinh dầu.[4]

 src=
Một nhánh cây sau sau

Theo đông y[4]:

  • Quả sau sau có vị đắng, tính bình, mùi thơm; tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh; dùng để chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tâm vị đau trướng, thủy thũng, đái khó, mề đay, viêm da, chàm.
  • Lá sau sau có vị đắng, tính bình; tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết; chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema.
  • Nhựa có vị ngọt, cay, tính ấm; tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau; trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, chảy máu cam.
  • Rễ vị đắng tính ấm; tác dụng khư thấp, chỉ thống; chữa thấp khớp, đau răng.

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Trước đây chi Sau sau ( Liquidambar) được xếp vào họ Kim lũ mai hay còn gọi là họ Sau sau (Hamamelidaceae), nay đã chuyển sang họ Tô hạp (Altingiaceae).
  2. ^ The Plant List (2010). Liquidambar formosana. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ Liquidambar formosana trên e-flora.
  4. ^ a ă Cây sau sau chữa bệnh. Báo Sức khoẻ và Đời Sống điện tử. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2012.
 src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sau sau


Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề bộ Tai hùm này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
licença
cc-by-sa-3.0
direitos autorais
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visite a fonte
site do parceiro
wikipedia VI

Sau sau: Brief Summary ( Vietnamita )

fornecido por wikipedia VI

Sau sau, còn gọi là sau trắng, sâu trắng, phong hương, bạch giao, bạch giao hương, cây thau, trao, chao, cổ yếm, sâu cước, chà phai, mâng deng (tên khoa học: Liquidambar formosana), là một loài thực vật thuộc họ Tô hạp.. Loài này được Henry Fletcher Hance miêu tả khoa học đầu tiên năm 1866.

Sau sau phân bố tại Hàn Quốc, Trung Quốc (Hoa Trung, Hoa Nam), Đài Loan, bắc Việt Nam, Lào.

Tại Việt Nam, sau sau có ở các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình... Bộ phận dùng làm thuốc là quả (lộ lộ thông), lá (phong hương diệp), rễ (phong hương căn), nhựa (phong hương chi). Ngọn lá non ăn được. Lá chứa nhiều tanin. Quả chứa axit liquidamric, axit liquidamric lacton, axit beturonic. Nhựa có chứa tinh dầu.

 src= Một nhánh cây sau sau

Theo đông y:

Quả sau sau có vị đắng, tính bình, mùi thơm; tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh; dùng để chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tâm vị đau trướng, thủy thũng, đái khó, mề đay, viêm da, chàm. Lá sau sau có vị đắng, tính bình; tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết; chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema. Nhựa có vị ngọt, cay, tính ấm; tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau; trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, chảy máu cam. Rễ vị đắng tính ấm; tác dụng khư thấp, chỉ thống; chữa thấp khớp, đau răng.
licença
cc-by-sa-3.0
direitos autorais
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visite a fonte
site do parceiro
wikipedia VI