dcsimg

Chó sói Tasmania ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Chó sói túi (tên khoa học: Thylacinus cynocephalus), còn được gọi là chó sói Tasmania do hình dạng giống họ chó, hay còn gọi là hổ Tasmania do các vằn ở phần cuối lưng,[5] hiện đã tuyệt chủng, là một loài thú ăn thịt có túi tiến hóa vào khoảng 4 triệu năm trước. Cá thể cuối cùng bị bắt sống vào năm 1933 ở Tasmania. Chúng là động vật đặc hữu của Tasmania, New Guinea và lục địa Úc.

Chó sói túi tương đối nhút nhát và sống về đêm, với hình dáng của một con chó có kích thước từ trung bình đến lớn, ngoại trừ cái đuôi cứng và túi bụng tương tự như một con chuột túi, và các đường sọc ngang tối màu tỏa ra từ đỉnh cuối lưng, giống của một con hổ. Chó sói túi là loài săn mồi đầu bảng đáng gờm.[4] Do quá trình tiến hóa hội tụ, chúng có được hình dáng và sự thích nghi tương tự như các loài hổ và sói ở Bắc bán cầu, mặc dù không có quan hệ trực tiếp. Họ hàng gần nhất của chúng là quỷ Tasmania hoặc Myrmecobius fasciatus. Hổ Tasmania là một trong hai loài thú có túi mà cả con đực và con cái đều mang những cái túi: loài còn lại có đặc điểm này là Chironectes minimus. Các túi của chó sói túi đực phục vụ như một vỏ bọc bảo vệ cơ quan sinh sản bên ngoài.

Chó sói túi đã trở nên cực kỳ hiếm và gần như tuyệt chủng trên lục địa Úc trước cả khi người Anh đến định cư ở lục địa này, nhưng chúng vẫn sống sót trên đảo Tasmania cùng với một số loài đặc hữu khác, bao gồm cả quỷ Tasmania. Săn bắn ráo riết được khuyến khích bởi tiền thưởng thường đuwocj cho là nguyên nhân của sự tuyệt chủng, nhưng các yếu tố khác bao gồm bệnh tật, sự xâm thực của chó và sự xâm lấn của con người vào môi trường sống của chúng cũng đã có thể đóng góp một phần không nhỏ vào sự tuyệt chủng đó.

Lịch sử tiến hóa

 src=
Hộp sọ của chó sói túi (bên trái) và sói xám, rất giống nhau, mặc dù chúng không liên quan gì đến nhau. Các nghiên cứu cho thấy hình dạng hộp sọ của cáo đỏ còn giống hơn nhiều.[6]

Chó sói túi hiện đại có lẽ đã xuất hiện vào khoảng 4 triệu năm trước. Họ Thylacinidae được cho là bắt nguồn vào đầu thế Miocene; kể từ đầu những năm 1990, ít nhất bảy loài hóa thạch đã được phát hiện tại Riversleigh, một phần của công viên Quốc gia Lawn Hill ở phía tây bắc Queensland.[7][8] Thylacine của Dickson (Nimbacinus Dicksoni) là loài lâu đời nhất trong số bảy loài hóa thạch được phát hiện, có niên đại từ 23 triệu năm trước. Thylacinid này nhỏ hơn hẳn so với các họ hàng gần đây của chúng.[9] Loài lớn nhất, thylacine mạnh mẽ (Thylacinus potens) phát triển đến kích cỡ của một con sói, là loài duy nhất sống sót trong thế Miocen muộn.[10] Vào thời kỳ cuối của thế Canh Tân và đầu thế Toàn Tân sớm, chó sói túi hiện đại đã lan rộng (mặc dù với số lượng không đáng kể) trên khắp đất liền của ÚcNew Guinea.[11]

Một ví dụ điển hình về sự tiến hóa hội tụ, chó sói túi cho thấy nhiều điểm tương đồng với các thành viên của họ chó, Canidae, ở Bắc bán cầu: răng sắc nhọn, hàm mạnh mẽ, gót chân cao và toàn bộ hình thái cơ thể nói chung giống hệt với chó. Kể từ khi chó sói túi lấp đầy hốc sinh thái ở Úc giống như họ chó đã làm ở các nơi khác, chúng đã phát triển nhiều đặc điểm tương tự. Mặc dù vậy, vì là một loài thú có túi, nó không liên quan đến bất kỳ loài thú có nhau thai ăn thịt nào ở Bắc bán cầu.[12]

Chúng rất dễ để phân biệt với loài chó vì những cái sọc sau lưng nhưng bộ xương của chúng lại khó để phần biệt hơn. Các sinh viên động vật học tại Oxford phải nhận dạng 100 cá thể động vật trong kì thi cuối năm. Tin tức bắt đầu lan truyền, nếu cứ có một cái sọ 'chó' xuất hiện, bạn nên xác định nó là loài Thylacinus với lý do rằng bất cứ thứ gì rõ ràng như hộp sọ của chó chắc chắn là một cái bẫy. Sau đó một năm, các giám khảo đã nhân đôi độ khó và đưa vào bài thi hộp sọ chó thật. Cách dễ nhất để nói lên sự khác biệt là hai lỗ nổi bật ở xương vòm miệng, là đặc điểm chung của tất cả các loài thú có túi.[13]

Richard Dawkins, 'The Ancestor's Tale'

Phát sinh chủng loài

Chó sói túi là một thành viên nguyên thủy của bộ Dasyuromorphia. Cây phát sinh loài được hiển thị ở dưới:[14]

Dasyuromorphia


Thylacinus (chó sói túi)Thylacinus cynocephalus white background.jpg




Myrmecobius A hand-book to the marsupialia and monotremata (Plate XXX) (white background).jpg




Sminthopsis The zoology of the voyage of the H.M.S. Erebus and Terror (Sminthopsis leucopus).jpg




Phascogale Phascogale calura Gould white background.jpg



Dasyurus Dasyurus viverrinus Gould white background.jpg






Sinh thái

Chó sói túi có lẽ thích các khu rừng bạch đàn khô, vùng ngập nước và đồng cỏ của lục địa Úc.[32] Các bức tranh trên đá của người bản địa ở đây chỉ ra rằng chó sói túi sinh sống ở khắp lục địa Úc và New Guinea. Bằng chứng về sự tồn tại của loài vật này ở Úc đến từ một xác chết khô được phát hiện trong một hang động ở đồng bằng Nullarbor thuộc Tây Úc năm 1990; định tuổi bằng cacbon tiết lộ mẫu vật này đã khoảng 3.300 năm tuổi.[40] Các dấu chân hóa thạch được kiểm tra gần đây cũng cho thấy phạm vi phân bố lịch sử của loài này trên đảo Kangaroo.[41]

Ở Tasmania, chúng ưa thích các khu rừng gỗ của vùng trung du và vùng đất hoang ven biển, những nơi mà sau này trở thành tâm điểm sự chú ý của người dân định cư Anh tìm kiếm các vùng đất để chăn thả gia súc.[42] Các đường sọc có thể đã giúp con vật ngụy trang trong môi trường rừng rậm,[29] nhưng đặc điểm này cũng có thể phục vụ cho mục đích nhận dạng cá thể.[43] Một con chó sói túi điển hình có diện tích lãnh thổ vào khoảng từ 40 đến 80 km^ (15 đến 31 dặm vuông).[30] Chúng dường như chỉ loanh quanh trong phạm vi nhà của chúng mà không có tính lãnh thổ; các nhóm lớn không phải là gia đình đôi khi được quan sát đi cùng nhau.[44]

Tập tính

Chúng ta biết rất ít về hành vi của loài chó sói túi. Một vài quan sát được ghi lại từ những con vật bị giam cầm, nhưng còn khá hạn chế, chỉ có những bằng chứng giai thoại còn tồn tại về tập tính của loài này trong hoang dã. Hầu hết các quan sát được thực hiện vào ban ngày trong khi hổ Tasmania là loài sống về đêm. Những quan sát này, được thực hiện trong thế kỷ XX, có thể không điển hình vì chúng là một loài đang dưới áp lực chọn lọc và sẽ sớm dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng. Một số đặc điểm đã được ngoại suy từ hành vi của người họ hàng gần gũi, quỷ Tasmania.

Chó sói túi là loài đi săn về đêm và vào hoàng hôn, dành hàng giờ ban ngày trong các hang động nhỏ, thân cây rỗng hoặc tổ làm từ cành cây, vỏ cây hoặc lá dương xỉ. Chúng có xu hướng rút lui về những ngọn đồi và rừng để trú ẩn vào ban ngày và săn mồi ở các đồng hoang vào ban đêm. Các nhà quan sát ban đầu lưu ý rằng con vật này rất nhút nhát và bí mật, chúng nhận thức được sự hiện diện của con người và thường tránh tiếp xúc, tuy vậy đôi khi chúng cũng tỏ ra khá tò mò.[45] Lúc bấy giờ, dân định cư ở đây rất kỳ thị con vật do bản chất "dữ dội" của chúng; điều này có thể là do mối đe dọa của chúng đối với nền nông nghiệp.[46]

Tuyệt chủng

 src=
Một con chó sói túi bị treo, năm 1869

Châu Úc đã mất hơn 90% các loài động vật có xương sống trên cạn lớn vào khoảng 40.000 năm trước, với những ngoại lệ đáng chú ý là chuột túi và chó sói túi.[15] Một tờ giấy năm 2010 đã xem xét vấn đề này và đưa ra kết luận rằng con người có khả năng là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài ở Úc, cùng với thay đổi khí hậu và hoạt động cháy rừng đóng vai trò hình thành điều kiện, song các tác giả của nghiên cứu đã cảnh báo rằng giải thích chỉ từ một yếu tố có thể là quá đơn giản.[15] Bản thân loài chó sói túi đã đứng bên bờ vực tuyệt chủng trên lục địa Úc vào khoảng 2.000 năm trước.[2] Tuy nhiên, các bằng chứng đáng tin cậy về sự sống sót của chó sói túi ở Nam Úc (mặc dù chỉ giới hạn ở 'các khu định cư mỏng' và dãy núi Flinder) và New South Wales (Núi Blue) vẫn tồn tại vào cuối những năm 1830, nguồn được lấy từ cả người bản địa và người châu Âu.[16] Sự tuyệt chủng tuyệt đối là do sự cạnh tranh vớ thổ dân Úc và sự xâm lăng của chó dingo.

Một nghiên cứu đề xuất rằng sự xuất hiện của loài dingo có thể đã dẫn đến sự tuyệt chủng của quỷ Tasmania, chó sói túi và gà bản địa Tasmania trên lục địa Úc vì dingo có thể đã cạnh tranh trực tiếp với chó sói túi và quỷ để săn mồi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đề xuất rằng sự gia tăng dân số của loài người tăng tốc vào khoảng 4.000 năm trước có thể đã dẫn đến điều này.[17] Tuy nhiên, một ý kiến phản đối rằng hai loài này không cạnh tranh với nhau vì loài dingo chủ yếu săn mồi vào ban ngày, trong khi người ta cho rằng chó sói túi săn mồi chủ yếu vào ban đêm. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra gần đây về hình thái sọ chó dingo và chó sói túi cho thấy mặc dù dingo có vết cắn yếu hơn, hộp sọ của nó có thể chống lại áp lực lớn hơn, cho phép nó kéo con mồi to hơn. Chó sói túi kém linh hoạt hơn trong chế độ ăn của nó so với loài dingo ăn tạp.[18][19] Phạm vi địa lí của chúng dường như đã chồng chéo lên nhau vì phần còn lại của các bán hóa thạch đã được phát hiện gần hóa thạch dingo. Việc sử dụng những con dingo như loài săn bắn đồng hành của người dân bản địa sẽ khiến chó sói túi chịu áp lực gia tăng.[17]

 src=
Bức ảnh được chụp năm 1921 bởi Henry Burrell miêu tả một con chó sói túi săn gà đã được phân phối rộng rãi và có thể đã khiến loài vật này bị oan uổng là loài trộm gia cầm.
Trên thực tế, bức hình đã được cắt bớt trên các tờ báo để giấu đi hàng rào thép và chuồng nhà ở hậu cảnh, phân tích của một nhà nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng con vật trong hình thực chất là một mẫu vật đã được nhồi bông.[20]

Mặc dù chó sói túi đã tuyệt chủng trên lục địa Úc, nhưng nó vẫn tồn tại vào những năm 1930 trên đảo quốc Tasmania. Vào thời điểm đầu tiên định cư của người châu Âu, phạm vi phân bố đông nhất là ở các vùng đông bắc, tây bắc và miền bắc trung du của bang.[21] Chúng hiếm khi được nhìn thấy trong khoảng thời gian này nhưng dần dần bắt đầu được ghi nhận với nhiều cuộc tấn công cừu. Các sự việc này đã dẫn đến việc thành lập chương trình trao thưởng cho các nỗ lực kiểm soát số lượng của loài. Công ty Đất đai của Van Diemen đã bắt đầu tặng tiền thưởng từ đầu năm 1830, và từ năm 1888 đến 1909, chính phủ Tasmania sẽ trả 1 bảng Anh cho mỗi cái đầu chó sói túi trưởng thành đã chết (tương đương 100 bảng trở lên ngày nay) và mười đồng si-linh cho chó sói con. Tổng cộng chính phủ đã trả hơn 2.184 phần tiền thưởng, nhưng người ta cho rằng nhiều cá thể hổ Tasmania đã bị giết hơn là được ghi chép.[22] Sự tuyệt chủng của chúng được cho là do nỗ lực không ngừng nghỉ của những người nông dân và thợ săn tiền thưởng.[22] Có nhiều yếu tố dẫn đến sự suy giảm và tuyệt chủng cuối cùng của chúng, bao gồm cả sự cạnh tranh với những con chó hoang được mang tới đây bởi những người định cư Anh,[23] môi trường sống bị phá hủy, sự tuyệt chủng đồng thời của các loài mồi và một căn bệnh giống bệnh carê của chó đã truyền nhiễm cho nhiều cá thể nuôi nhốt.[24][25] Một nghiên cứu vào năm 2012 cũng cho thấy rằng nếu không phải là do ảnh hưởng của dịch bệnh, sự tuyệt chủng của chó sói túi sẽ có thể được ngăn chặn, và trường hợp tệ nhất là chỉ bị hoãn lại. "Cơ hội cứu giống loài, thông qua việc thay đổi suy nghĩ của người dân và tái lập việc sinh sản trong tình trạng nuôi nhốt, đã có thể khá thỉ. Nhưng dịch bệnh marsupi-Carnivore, với ảnh hưởng mạnh mẽ lên tuổi thọ ở con trưởng thành và tỉ lệ tử vong ở con vị thành niên, đã đến quá sớm và lan truyền quá nhanh."[26] Dù là lý do gì đi chăng nữa, chó sói Tasmania đã trở nên cực kỳ hiếm trong tự nhiên vào cuối những năm 1920. Nhưng trên thực tế, cho sói túi vẫn được đa số tin là chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công vào cừu, vào năm 1928, Ủy ban Tư vấn về Động vật bản địa Tasmania đã đề xuất một khu bảo tồn tương tự như Công viên Quốc gia Sông Savage để bảo vệ bất kỳ quần thể cho sói túi nào còn sót lại tại khu vực Arthur-Pieman ở phía tây Tasmania.[27]

 src=
Wilf Batty với con chó sói Tasmania cuối cùng trong hoang dã đã bị giết

Con chó sói cuối cùng trong hoang dã được biết đến đã bị bắn chết vào năm 1930 bởi Wilf Batty, một nông dân từ Mawbanna ở phía tây bắc của bang. Con vật, được cho là một con đực, đã được nhìn thấy lởn vởn quanh nhà của Batty trong vòng vài tuần trước đó.[28][29]

Công trình nghiên cứu năm 2012 đã kiểm tra mối quan hệ về sự đa dạng di truyền của chó sói túi trước khi chúng bị tuyệt chủng. Kết quả chỉ ra rằng các con chó sói cuối cùng ở Úc, bên cạnh mối đe dọa sinh thái từ loài dingo, chúng còn không có cả sự đa dạng di truyền, do sự cách ly địa lý hoàn toàn với lục địa Úc.[30] Các cuộc điều tra sâu hơn vào năm 2017 cho thấy bằng chứng về sự suy giảm đa dạng di truyền ở loài này bắt đầu từ ngay cả trước khi con người đến Úc, có thể đã bắt đầu sớm nhất vào khoảng 70-120 nghìn năm trước.[31]

"Bejamin" và các cuộc tìm kiếm

Cá thể chó sói túi cuối cùng, sau này được gọi tên là "Benjamin", đã bị bẫy trong Thung lũng Florentine bởi Elias Churchill vào năm 1933, rồi được gửi đến Sở thú Hobart nơi nó sống trong ba năm tiếp theo. Con sói túi này chết vào ngày 7 tháng 9 năm 1936. Người ta tin rằng nó đã chết do bị bỏ rơi - bị bắt phải ngủ ở ngoài trời thay vì chỗ trú trong chuồng thú, nó đã phải đối mặt với một đợt thời tiết khắc nghiệt hiếm hoi ở Tasmania: nhiệt độ cực cao vào ban ngày và cực thấp vào ban đêm.[32] Con chó sói này xuất hiện trong đoạn phim cuối cùng được biết của một mẫu vật sống: đoạn phim đen trắng dài 62 giây cho thấy con chó sói túi đi quanh chuồng của nó được quay vào năm 1933, bởi nhà tự nhiên học David Fleay.[33] Trong đoạn phim, con sói túi được nhìn thấy đang ngồi, đi vòng quanh phạm vi của chuồng, ngáp (cho ta thấy cái há mồm rất ấn tượng của loài), đánh hơi, gãi đầu (dùng chân giống như một con chó) và nằm nghỉ. Fleay đã bị cắn vào mông khi đang quay cuộn phim, do ông không để ý đến những tiếng kêu rít cảnh cáo của con vật.

Frank Darby, người tự nhận mình đã làm tại Sở thú Hobart, đã khẳng định "Benjamin" là tên thú cưng của con vật trong một bài báo vào tháng 5 năm 1968. Không có tài liệu nào chứng tỏ con vật này từng có tên thú cưng như vậy và Alison Reid (phụ trách sở thú) và Michael Sharland (nhà báo của sở thú) phủ nhận rằng Frank Darby đã từng làm việc ở sở thú hoặc cái tên "Benjamin" đã từng được sử dụng cho con vật. Darby dường như cũng là ngọn nguồn cho tuyên bố con sói túi cuối cùng là giống đực.[34] Paddle không tìm thấy bất kỳ hồ sơ nào ghi nhận về người tên Frank Darby được Beaumaris hoặc Sở thú Hobart thuê trong thời gian Reid hoặc cha cô quản lí vườn thú và đã để ý thấy có một số điểm mẫu thuẫn của câu chuyện mà Darby kể trong cuộc phỏng vấn năm 1968.

 src=
Con chó sói túi cuối cùng được chụp tại Sở thú Beaumaris vào năm 1933. Không thể nhìn thấy túi bìu trong bức ảnh này hay bất kỳ bức ảnh nào khác hay bộ phim nào được quay, dẫn đến giả thuyết rằng "Benjamin" là giống cái. Phân tích hình ảnh năm 2011 cho thấy "Benjamin" thực sự là một con đực.

Giới tính của con sói túi cuối cùng bị giam cầm là một vấn đề gây tranh cãi kể từ khi nó chết tại Sở thú Beaumaris ở Hobart, Tasmania. Năm 2011, kiểm tra chi tiết một khung hình duy nhất từ ​​đoạn phim đã xác nhận rằng con thú này là con đực. Khi khung III được phóng to, bìu dái có thể được nhìn thấy, xác nhận giới tính con vật. Bằng cách tăng cường khung hình (tăng độ phơi sáng lên 20% và độ tương phản lên 45%), đường viền của tinh hoàn có thể được thấy rõ.[35]

Sau cái chết của con chó sói túi, sở thú dự kiến ​​sẽ sớm tìm được một con khác để thay thế,[28] và cái chết của "Benjamin" không được báo cáo trên các phương tiện truyền thông vào thời điểm đó.[36] Mặc dù đã có một phong trào ủng hộ việc bảo tồn loài hổ Tasmania từ năm 1901, một phần được thúc đẩy do khó khăn trong việc lấy các mẫu vật cho các bộ sưu tập ở nước ngoài, song các rào cản chính trị vào thời điểm này đã ngăn chặn bất kỳ hình thức bảo vệ nào có hiệu lực cho đến năm 1936. Chính phủ đã ban hành một đạo luật nhằm bảo vệ loài chó sói túi quý hiếm vào ngày 10 tháng 7 năm 1936, 59 ngày trước khi cá thể sói cuối cùng đã chết trong điều kiện nuôi nhốt.[37]

Một con chó sói túi được báo cáo là đã bị bắn và chụp ảnh tại Mawbanna vào năm 1938. Một quan sát được báo cáo vào năm 1957 nhìn từ máy bay trực thăng không thể được kiểm chứng. Một con vật bị giết ở Sandy Cape vào ban đêm năm 1961 được xác định một cách không chắc chắn là một con sói túi.[28] Kết quả của các cuộc tìm kiếm tiếp theo dêm lại hi vọng cho khả năng sống sót của loài vật này tại Tasmania vào những năm 1960. Các cuộc tìm kiếm của Tiến sĩ Eric Guiler và David Fleay ở phía tây bắc Tasmania đã phát hiện nhiều dấu chân và phân có thể thuộc về con vật, họ còn nghe thấy những tiếng động khớp với mô tả tiếng kêu của hổ Tasmania và thu thập nhiều bằng chứng giai thoại từ những người báo cáo là đã nhìn thấy con vật.

Mặc cho các nỗ lực tìm kiếm, chưa có bằng chứng thuyết phục nào được tìm thấy để chỉ ra sự tồn tại của loài này trong tự nhiên.[12] Từ năm 1967 đến năm 1973, nhà động vật học Jeremy Griffith và nông dân chăn bò sữa James Malley đã tiến hành những gì mà sau này được coi là cuộc tìm kiếm quy mô nhất từng được thực hiện, bao gồm các cuộc điều tra toàn diện dọc bờ biển phía tây của Tasmania, lắp đặt các trạm camera tự động, điều tra kĩ lưỡng về các vụ nhìn thấy và vào năm 1972 thành lập Nhóm nghiên cứu thám hiểm Thylacine với Tiến sĩ Bob Brown. Thế nhưng, sau khi dự án đi đến hồi kết, họ vẫn không thu hoạch được bất kỳ bằng chứng nào về sự tồn tại của hổ Tasmania trong hoang dã.[38]

Chó sói túi đã được đặt trong tình trạng loài có nguy cơ tuyệt chủng cho đến những năm 1980. Các tiêu chuẩn quốc tế tại thời điểm đó tuyên bố rằng một loài động vật không thể bị tuyên bố là đã tuyệt chủng cho đến khi 50 năm trôi qua mà không có bất kì hổ sơ xác nhận nào. Do không có bằng chứng chắc chắn về sự tồn tại của loài chó sói túi trong tự nhiên trong hơn 50 năm, chúng đã đáp ứng tiêu chí chính thức và được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1982[2] và bởi chính phủ Tasmania vào năm 1986. Loài này đã bị xóa khỏi Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) vào năm 2013.[39]

Các vụ trông thấy nhưng chưa xác minh

 src=
Bản đồ cho thấy vị trí của những vụ nhìn thấy con vật từ năm 1936 đến 1980 ở Tasmania. Black = 1 vụ, red = 5 vụ.

Hiệp hội nghiên cứu động vật quý hiếm Úc báo cáo đã có khoảng 3.800 lần nhìn thấy trong hồ sơ trên lục địa Úc kể từ khi loài chó sói này tuyệt chủng vào năm 1936,[40] trong khi Trung tâm nghiên cứu động vật bí ẩn Úc ghi nhận 138 vụ đến năm 1998, và Cục bảo tồn và quản lý đất đai khẳng định có 65 vụ ở miền Tây Úc so với cùng kỳ.[41] Các nhà nghiên cứu thylacine độc ​​lập Buck và Joan Emburg ở Tasmania báo cáo có 360 vụ nhìn thấy tại Tasmania và 269 vụ nhìn thấy trên đất liền Úc sau khi loài vật tuyệt chủng vào thế kỷ 20, số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn.[42] Trên đất liền, các vụ nhìn thấy thường xuyên nhất được báo cáo ở Nam Victoria.[43]

Một số vụ trông thấy con vật đã tạo sự chú ý lớn. Năm 1973, Gary và Liz Doyle đã quay phim 8 mm với thời lượng 10 giây cho thấy một con vật không xác định chạy ngang qua và dọc theo một con đường tại Nam Úc.[89] Các nỗ lực xác minh danh tính của con vật là không thể do chất lượng của bộ phim quá kém.[90] Năm 1982, một nhà nghiên cứu của Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Tasmania, Hans Naending, đã quan sát thứ mà ông tin rằng là một con sói túi tại một địa điểm gần sông Arthur ở tây bắc Tasmania trong ba phút vào buổi tối. Sự việc này đã dẫn đến một cuộc tìm kiếm được tài trợ bởi chính phủ kéo dài cả năm.[91] Năm 1985, thổ dân bản địa Kevin Cameron đã đưa ra năm bức ảnh dường như cho thấy một con chó sói đang đào, mà ông tuyên bố là đã chụp ở Tây Úc.[92]

Vào tháng 1 năm 1995, một sĩ quan Công viên và Động vật hoang dã đã báo cáo quan sát một con chó sói ở vùng Pyengana thuộc miền đông bắc Tasmania vào đầu giờ sáng. Các tìm kiếm sau đó không phát hiện bất cứ dấu vết nào của con vật.[93] Năm 1997, có báo cáo rằng người dân địa phương và nhà truyền giáo gần Núi Carstensz ở Tây New Guinea đã nhìn thấy nhiều con chó sói túi.[94][95] Người dân địa phương rõ ràng đã biết về chúng trong nhiều năm nhưng không đưa ra báo cáo chính thức.[96] Vào tháng 2 năm 2005, Klaus Emmerichs, một du khách người Đức, tuyên bố là đã chụp được nhiều bức ảnh kỹ thuật số của một con sói túi mà ông nhìn thấy gần Công viên quốc gia Lake St Clair, nhưng tính xác thực của những bức ảnh chưa được điều tra kĩ.[97] Những bức ảnh được công bố vào tháng 4 năm 2006, mười bốn tháng sau vụ nhìn thấy. Những bức ảnh, chỉ cho thấy lưng của con vật, được những người nghiên cứu chúng coi là không thuyết phục.[98] Do sự thiếu chắc chắn này, đôi khi chó sói túi được coi là một loài thú bí ẩn (cryptid).[99][100]

Tái sinh

Các nhà khoa học Úc đang dự định tái tạo chó sói Tasmania đã bị tuyệt chủng từ gene trong xương và răng của chúng trong bảo tàng.

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên), biên tập. Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 23. ISBN 0-801-88221-4.
  2. ^ a ă â World Conservation Monitoring Centre (1996). Thylacinus cynocephalus. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2006. Mục từ trong CSDL bao gồm cả diễn giải tại sao loài này lại liệt kê là tuyệt chủng năm 1936 Lỗi chú thích: Thẻ không hợp lệ: tên “IUCN” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Thylacinus cynocephalus”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). tr. 174. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  4. ^ a ă Paddle (2000)
  5. ^ Cùng với các tên thường gọi, loài này còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau nữa, khiến cho việc xác định loài này trong các văn bản lịch sử càng khó khăn hơn nữa. Những tên khác mà chúng thường được đặt gọi gồm linh cẩu có túi, sói ngựa vằn, sói kangaroo, chồn Opossum ngựa vằn, hổ có túi, mèo có túi, sói Tasmanian có túi, và chồn opossum linh cẩu.
  6. ^ Werdelin, L. (1986). “Comparison of Skull Shape in Marsupial and Placental Carnivores”. Australian Journal of Zoology 34 (2): 109–117. doi:10.1071/ZO9860109.
  7. ^ “Riversleigh”. Australian Museum. 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2006.
  8. ^ “Is there a fossil Thylacine?”. Australian Museum. 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2006.
  9. ^ “Lost Kingdoms: Dickson's Thylacine (Nimbacinus dicksoni)”. Australian Museum. 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2006.
  10. ^ “Lost Kingdoms: Powerful Thylacine (Thylacinus potens)”. Australian Museum. 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2006.
  11. ^ Johnson, C. N.; Wroe, S. (tháng 11 năm 2003). “Causes of extinction of vertebrates during the Holocene of mainland Australia: arrival of the dingo, or human impact?”. The Holocene 13 (6): 941–948. Bibcode:2003Holoc..13..941J. doi:10.1191/0959683603hl682fa.
  12. ^ a ă “Threatened Species: Thylacine – Tasmanian tiger, Thylacinus cynocephalus (PDF). Parks and Wildlife Service, Tasmania. Tháng 12 năm 2003. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2006.
  13. ^ Dawkins, Richard (2016). The Ancestor's Tale. Mariner Books. tr. 277.
  14. ^ Miller, W; Drautz, DI; Janecka, JE và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2009). “The mitochondrial genome sequence of the Tasmanian tiger (Thylacinus cynocephalus)”. Genome Res. 19 (2): 213–220. PMC 2652203. PMID 19139089. doi:10.1101/gr.082628.108.
  15. ^ a ă Prideaux, Gavin J.; Gully, Grant A.; Couzens, Aidan M. C.; Ayliffe, Linda K.; Jankowski, Nathan R.; Jacobs, Zenobia; Roberts, Richard G.; Hellstrom, John C.; Gagan, Michael K.; Hatcher, Lindsay M. (tháng 12 năm 2010). “Timing and dynamics of Late Pleistocene mammal extinctions in southwestern Australia”. Proceedings of the National Academy of Sciences 107 (51): 22157–22162. Bibcode:2010PNAS..10722157P. PMC 3009796. PMID 21127262. doi:10.1073/pnas.1011073107.
  16. ^ Paddle (2000), pp. 23–24.
  17. ^ a ă Johnson, CN; Wroe, S. (tháng 9 năm 2003). “Causes of Extinction of Vertebrates during the Holocene of Mainland Australia: Arrival of the Dingo, or Human Impact?”. The Holocene 13 (6): 941–948. Bibcode:2003Holoc..13..941J. doi:10.1191/0959683603hl682fa.
  18. ^ “Tiger's demise: dingo did do it”. The Sydney Morning Herald. 6 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2008.
  19. ^ Wroe, Stephen; Clausen, Philip; McHenry, Colin; Moreno, Karen; Cunningham, Eleanor (2007). “Computer simulation of feeding behaviour in the thylacine and dingo as a novel test for convergence and niche overlap”. Proceedings of the Royal Society B 274 (1627): 2819–2828. PMC 2288692. PMID 17785272. doi:10.1098/rspb.2007.0906.
  20. ^ Freeman, Carol (tháng 6 năm 2005). “Is this picture worth a thousand words? An analysis of Henry Burrell's photograph of a thylacine with a chicken” (PDF). Australian Zoologist 33 (1). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  21. ^ Lỗi chú thích: Thẻ sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AML
  22. ^ a ă Lỗi chú thích: Thẻ sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tasparks
  23. ^ Boyce, James (2006). “Canine Revolution: The Social and Environmental Impact of the Introduction of the Dog to Tasmania”. Environmental History 11 (1): 102–129. doi:10.1093/envhis/11.1.102. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2009.
  24. ^ Lỗi chú thích: Thẻ sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên UTAS
  25. ^ Paddle (2000), pp. 202–203.
  26. ^ Paddle, R. (2012). “The thylacine's last straw: Epidemic disease in a recent mammalian extinction”. Australian Zoologist 36 (1): 75–92. doi:10.7882/az.2012.008.
  27. ^ “Pelt of a thylacine shot in the Pieman River-Zeehan area of Tasmania in 1930: Charles Selby Wilson collection”. National Museum of Australia, Canberra. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.
  28. ^ a ă â Ley, Willy (tháng 12 năm 1964). “The Rarest Animals”. For Your Information. Galaxy Science Fiction: 94–103.
  29. ^ “History – Persecution – (page 10)”. The Thylacine Museum. 2006. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2006.
  30. ^ Menzies, Brandon R.; Renfree, Marilyn B.; Heider, Thomas; Mayer, Frieder; Hildebrandt, Thomas B.; Pask, Andrew J. (18 tháng 4 năm 2012). “Limited Genetic Diversity Preceded Extinction of the Tasmanian Tiger”. PLoS ONE 7 (4): e35433. Bibcode:2012PLoSO...735433M. PMC 3329426. PMID 22530022. doi:10.1371/journal.pone.0035433.
  31. ^ Feigin, Charles Y.; Newton, Alex H.; Doronina, Liliya và đồng nghiệp (11 tháng 12 năm 2017). “Genome of the Tasmanian tiger provides insights into the evolution and demography of an extinct marsupial carnivore”. Nature Ecology & Evolution 2 (1): 182–192. PMID 29230027. doi:10.1038/s41559-017-0417-y. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017.
  32. ^ Paddle (2000), p. 195.
  33. ^ Dayton, Leigh (19 tháng 5 năm 2001). “Rough Justice”. New Scientist. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2010.
  34. ^ Paddle (2000), pp. 198–201.
  35. ^ Sleightholme, Stephen (2011). “Confirmation of the gender of the last captive Thylacine”. Royal Zoological Society of NSW 35 (4): 953–956. doi:10.7882/AZ.2011.047.
  36. ^ Edmonds, Penny; Stark, Hannah (6 tháng 4 năm 2018). 'Specimen 91' and the hunt for London's thylacines”. ABC News (bằng tiếng en-AU). Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  37. ^ Paddle (2000), p. 184.
  38. ^ Park, Andy (tháng 7 năm 1986). “Tasmanian tiger – extinct or merely elusive?”. Australian Geographic 1 (3): 66–83.
  39. ^ “Amendments to appendices I and II of the Convention” (PDF). Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. 19 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2014.
  40. ^ “ARFRA Information/FAQ”. Australian Rare Fauna Research Association. 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |df= (trợ giúp)
  41. ^ Lỗi chú thích: Thẻ sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên sight
  42. ^ Emburg, Buck & Emburg, Joan. “Thylacine Sightings Map”. Tasmanian-tiger.com. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2006.
  43. ^ “Thyla seen near CBD?”. The Sydney Morning Herald. 18 tháng 8 năm 2003. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2010.

Tham khảo


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến động vật có vú này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Chó sói Tasmania: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Chó sói túi (tên khoa học: Thylacinus cynocephalus), còn được gọi là chó sói Tasmania do hình dạng giống họ chó, hay còn gọi là hổ Tasmania do các vằn ở phần cuối lưng, hiện đã tuyệt chủng, là một loài thú ăn thịt có túi tiến hóa vào khoảng 4 triệu năm trước. Cá thể cuối cùng bị bắt sống vào năm 1933 ở Tasmania. Chúng là động vật đặc hữu của Tasmania, New Guinea và lục địa Úc.

Chó sói túi tương đối nhút nhát và sống về đêm, với hình dáng của một con chó có kích thước từ trung bình đến lớn, ngoại trừ cái đuôi cứng và túi bụng tương tự như một con chuột túi, và các đường sọc ngang tối màu tỏa ra từ đỉnh cuối lưng, giống của một con hổ. Chó sói túi là loài săn mồi đầu bảng đáng gờm. Do quá trình tiến hóa hội tụ, chúng có được hình dáng và sự thích nghi tương tự như các loài hổ và sói ở Bắc bán cầu, mặc dù không có quan hệ trực tiếp. Họ hàng gần nhất của chúng là quỷ Tasmania hoặc Myrmecobius fasciatus. Hổ Tasmania là một trong hai loài thú có túi mà cả con đực và con cái đều mang những cái túi: loài còn lại có đặc điểm này là Chironectes minimus. Các túi của chó sói túi đực phục vụ như một vỏ bọc bảo vệ cơ quan sinh sản bên ngoài.

Chó sói túi đã trở nên cực kỳ hiếm và gần như tuyệt chủng trên lục địa Úc trước cả khi người Anh đến định cư ở lục địa này, nhưng chúng vẫn sống sót trên đảo Tasmania cùng với một số loài đặc hữu khác, bao gồm cả quỷ Tasmania. Săn bắn ráo riết được khuyến khích bởi tiền thưởng thường đuwocj cho là nguyên nhân của sự tuyệt chủng, nhưng các yếu tố khác bao gồm bệnh tật, sự xâm thực của chó và sự xâm lấn của con người vào môi trường sống của chúng cũng đã có thể đóng góp một phần không nhỏ vào sự tuyệt chủng đó.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI